Bệnh Viêm bao quy đầu ở trẻ em – Cha mẹ cần làm gì?

Viêm bao quy đầu ở trẻ em có nguy hiểm không? Cách điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ em như thế nào? Những thông tin này sẽ được đề cập trong bài viết về đây!

Viêm bao quy đầu là bệnh viêm nhiễm nam khoa rất phổ biến ở nam giơi trưởng thành, nhưng cũng có thể gặp ở trẻ nhỏ. Vậy bệnh viêm bao quy đầu ở trẻ em là gì? Nguyên nhân nào gây ra tình trạng này? Viêm bao quy đầu ở trẻ em có nguy hiểm không? Cách điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ em như thế nào? Những thông tin này sẽ được đề cập trong bài viết về đây!

>>Có thể bạn quan tâm:

—– Cấu tạo bộ phận sinh dục nam như thế nào?

—– Chi phí cắt bao quy đầu hết bao nhiêu? – Update mới nhất 2020

—– Cắt bao quy đầu có lợi ích gì?

Viêm bao quy đầu ở trẻ em là như thế nào? có ảnh hưởng đến sau này không?

Viêm bao quy đầu ở trẻ em là như thế nào? có ảnh hưởng đến sau này không?

VIÊM BAO QUY ĐẦU Ở TRẺ EM LÀ GÌ?


Viêm bao quy đầu ở trẻ em là tình trạng bao quy đầu bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh gồm vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng. Bệnh viêm bao quy đầu rất phổ biến ở nam giới trong độ tuổi quan hệ tình dục.

Nguyên nhân viêm bao quy đầu ở nam giới trưởng thành chủ yếu liên quan đến đời sống tình dục. Còn ở trẻ em, vấn đề vệ sinh và hiện tượng hẹp bao quy đầu sinh lý là lý do phổ biến.

Viêm bao quy đầu ở trẻ em có thể ảnh hưởng đến sự phát triển dương vật và khả năng sinh sản sau này của bé. Do đó các bố mẹ cần phát hiện sớm tình trạng bất thường ở trẻ để điều trị dứt điểm trong thời gian sớm nhất.

TRIỆU CHỨNG NHẬN BIẾT VIÊM BAO QUY ĐẦU Ở TRẺ EM


Bệnh viêm bao quy đầu của trẻ biểu hiện qua các triệu chứng sau:

– Vùng bao quy đầu sưng tấy, ửng đỏ khiến trẻ đau đớn

– Lỗ tiểu và vùng bao quy đầu có chứa các lớp bựa sinh dục màu trắng đục

– Bao quy đầu thường xuyên chảy mủ trắng

– Trẻ quấy khóc, đau buốt và khó chịu khi đi tiểu. Điều này khiến trẻ không muốn đi tiểu.

– Bé hay sờ vào vùng dương vật và bao quy đầu để gãi ngứa

– Nước tiểu của bé khai nồng hơn và có màu vàng đục, thậm chí có thể lẫn máu

– Khi viêm nhiễm nặng, trẻ có thể bị sốt cao và quấy khóc thường xuyên.

Trẻ nhỏ thường không tự nhận biết được những vấn đề ở bao quy đầu và thường chỉ quấy khóc. Do đó bố mẹ cần chú ý những biểu hiện bất thường của bé. Khi vệ sinh cho bé hàng ngày, bố mẹ nên quan sát bao quy đầu để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường và cho trẻ đi khám. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là bé sợ hãi biển đi tiểu và không muốn đi tiểu.

NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM Ở BAO QUY ĐẦU TRẺ NHỎ


Có nhiều yếu tố dẫn đến viêm bao quy đầu ở trẻ nhỏ, trong đó có những nguyên nhân nổi bật sau:

Do trẻ bị dài hoặc hẹp bao quy đầu

Trẻ em nam giới sinh ra thường bị hẹp bao quy đầu bẩm sinh, một số ít trẻ cũng bị dài bao quy đầu. Tình trạng này khiến cho cho nước tiểu và bựa sinh dục bị tích tụ trong bao quy đầu.  Khi đó, bao quy đầu trở thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển.

Trẻ nhỏ thường xuyên vui chơi ở những môi trường kém vệ sinh, tiếp xúc với đất cát hoặc nguồn nước ô nhiễm. Do đó nguy cơ viêm nhiễm bao quy đầu ở trẻ là rất lớn.

Vệ sinh bao quy đầu không sạch sẽ, không đúng cách

Nguyên nhân phổ biến gây viêm bao quy đầu ở trẻ là tình trạng vệ sinh bao quy đầu không sạch sẽ. Nếu bố mẹ không chú ý vệ sinh sạch sẽ bên trong bao quy đầu rất dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Trẻ nhỏ còn thường xuyên phải đóng bỉm nên các chất bẩn rất dễ xâm nhập vào vùng bao quy đầu.

Do lây lan viêm nhiễm từ niệu đạo

Viêm bao quy đầu cũng có thể là kết quả của bệnh viêm niệu đạo. Do hai cơ quan này rất gần nhau nên các vi khuẩn dễ dàng lây lan từ bộ phận này sang bộ phận kia. Trẻ bị viêm viêm nhiễm niệu đạo có thể do uống ít nước hoặc nhịn tiểu.

Bao quy đầu bị tổn thương

Trong quá trình sinh hoạt và vui chơi hàng ngày, trẻ có thể vô tình làm tổn thương bao quy đầu, khiến bao quy đầu bị rách hoặc nứt. Điều này cũng có thể xảy ra khi phụ huynh tự ý lộn bao quy đầu cho trẻ tại nhà, mà thực hiện không đúng cách. Bao quy đầu bị tổn thương gây chảy máu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại tác nhân gây bệnh tấn công. Khi đó, trẻ bị viêm bao quy đầu.

Các nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân đã kể trên, một số yếu tố dưới đây cũng dẫn đến viêm bao quy đầu ở trẻ nhỏ:

– Dị ứng và các sản phẩm vệ sinh cơ thể để như sữa tắm, chất tẩy rửa

– Trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nguồn nước bẩn từ ao hồ sông suối.

VIÊM BAO QUY ĐẦU Ở TRẺ EM NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?


Viêm bao quy đầu ở trẻ em

Viêm bao quy đầu ở trẻ em

Viêm bao quy đầu là bệnh lý nam khoa có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Đối với trẻ nhỏ, căn bệnh này gây tác động rất lớn, thậm chí có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

Cụ thể dưới đây là những hệ quả của bệnh viêm bao quy đầu ở trẻ nhỏ:

Ảnh hưởng đến sự phát triển của dương vật

Viêm nhiễm bao quy đầu chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng đến sự phát triển của dương vật. Khi viêm nhiễm lây lan vào các cơ quan của hệ sinh dục, nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của dương vật. Điều này sẽ ảnh hưởng đến đời sống tình dục sau này của trẻ.

Gây viêm nhiễm cơ quan sinh dục:

Đây là tác hại khó tránh khỏi khi trẻ bị viêm nhiễm bao quy đầu. Viêm nhiễm từ bao quy đầu sẽ lây lan sang các cơ quan xung quanh và gây ra nhiều bệnh lý nam khoa như viêm niệu đạo, viêm tinh hoàn, viêm đường tiết niệu.

Gây dính bao quy đầu:

Phần da bao quy đầu ở trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Do đó, khi bị viêm nhiễm nặng có thể gây ra tình trạng dính bao quy đầu, dẫn đến hạn hẹp bao quy đầu bệnh lý. Vấn đề này sẽ chỉ được khắc phục khi trẻ cắt bao quy đầu.

Ảnh hưởng đến đời sống tình dục khi trẻ lớn lên

Viêm bao quy đầu ở trẻ không được điều trị triệt để sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lý khi trẻ lớn lên. Những ảnh hưởng về kích thước dương vật, dính bao quy đầu có thể gây ra các vấn đề rối loạn cương dương, xuất tinh sớm.

Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau:

Viêm nhiễm bao quy đầu lây lan trong các cơ quan sinh sản quan trọng như tinh hoàn, mào tinh hoàn. Các bệnh lý này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tinh trùng. Từ đó trẻ có thể bị giảm khả năng sinh sản, tăng nguy cơ vô sinh.

CÁCH ĐIỀU TRỊ VIÊM BAO QUY ĐẦU Ở TRẺ


Điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ như thế nào là thông tin được rất nhiều bố mẹ quan tâm. Theo các bác sĩ, có nhiều phương pháp để điều trị vấn đề này bao gồm cả nội khoa và ngoại khóa. Để xác định nguyên nhân và phương pháp điều trị thích hợp cho trẻ, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám.

Dưới đây là 3 phương pháp phổ biến điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ:

Phương pháp chữa trị nội khoa (dùng thuốc)

Viêm bao quy đầu ở trẻ được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh dạng uống và dạng bôi.

Chúng là các loại thuốc kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn, kháng nấm. Bác sĩ cũng kê thêm các loại thuốc làm mềm da và trị các triệu chứng của bệnh. Bố mẹ cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ trong việc sử dụng thuốc. Sử dụng không đúng liều lượng có thể không đem lại hiệu quả như mong muốn.

Phương pháp nong bao quy đầu

Nếu viêm nhiễm bao quy đầu do hẹp bao quy đầu gây ra, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp nong bao quy đầu. Đây là cách dùng tay để tự kéo bao quy đầu tại nhà. Có hai biện pháp nong bao quy đầu tại nhà như sau:

Dùng tay nong bao quy đầu: Bố mẹ dùng tay để kéo bao quy đầu giãn rộng ra. Bao quy đầu của trẻ sẽ dần nong ra. Phương pháp này được thực hiện trong thời gian từ 2 đến 3 tháng.

Nong bao quy đầu sử dụng thuốc bôi: Phương pháp này cũng dùng tay để nong bao quy đầu nhưng sử dụng thêm thuốc để để tăng hiệu quả.  Thuốc được sử dụng có tác dụng làm mỏng da, giúp cho quá trình nong bao quy đầu dễ dàng hơn.

Bố mẹ nên thực hiện nong bao quy đầu cho trẻ trong khi tắm, việc này đảm bảo vệ sinh và tránh cho trẻ bị đau. Bố mẹ cần chú ý thực hiện động tác nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương bao quy đầu và gây đau cho trẻ. Nhưng sau 2 đến 3 tháng thực hiện mà tình trạng không cải thiện, bạn nên đưa trẻ đi khám để được điều trị bằng biện pháp thích hợp khác.

Phương pháp cắt bao quy đầu

Với những trẻ trên 8 tuổi bị hẹp hoặc dài bao quy đầu nặng, bác sĩ có thể chỉ định cắt bao quy đầu. Đây là thủ thuật ngoại khoa da tái tạo lại vùng da bao quy đầu và khắc phục tình trạng dài/ hẹp bao quy đầu. Phương pháp này ngăn ngừa tình trạng viêm bao quy đầu tái phát trở lại.

CÁCH PHÒNG TRÁNH VIÊM BAO QUY ĐẦU CHO TRẺ NHỎ


Ngay cả khi điều trị viêm bao quy đầu thành công, bệnh vẫn có thể tái phát nếu không thực hiện các biện pháp phòng bệnh. Do đó để phòng tránh viêm bao quy đầu ở trẻ, bạn hãy nhìn những điều sau đây:

– Vệ sinh sạch sẽ dương vật và bao quy đầu hàng ngày: Bạn nên lộn nhẹ nhàng bao quy đầu ra ngoài để rửa sạch các chất cặn bẩn bên trong. Chú ý rửa nhẹ nhàng tránh cọ xát gây tổn thương bao quy đầu.

– Sử dụng các sản phẩm vệ sinh dành riêng cho trẻ nhỏ.  Điều này giảm thiểu tình trạng kích ứng dẫn đến viêm nhiễm.

– Đối với trẻ còn đang dùng bỉm, bố mẹ cần thay bỉm thường xuyên và lau khô vùng kín sạch sẽ.

– Không nên cho trẻ đi tắm, bơi ở những vùng sông suối bị ô nhiễm.

– Trẻ bị dài/ hẹp bao quy đầu và bị viêm bao quy đầu nhiều lần, bố mẹ nên cân nước cắt bao quy đầu cho trẻ.

Hi vọng những thông tin Phòng Khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội đã giúp bố mẹ hiểu hơn về bệnh viêm bao quy đầu ở trẻ. Bệnh lý gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ và có thể gây ra biến chứng về sau. Vì vậy bố mẹ nên theo dõi để sớm phát hiện các dấu hiệu của bệnh và khắc phục kịp thời.

Xem thêm: Địa chỉ chữa viêm bao quy đầu

[addtoany]
Bình luận của bạn