Cấu tạo bộ phận sinh dục nam như thế nào?

Cấu tạo bộ phận sinh dục nam là vấn đề không chỉ anh em, ngay cả chị em cũng tò mò. Vậy cấu tạo bộ phận sinh dục nam là gì? Gồm những gì, chức năng ra sao?

>>Xem thêm: Bệnh sùi mào gà là bệnh gì?

Cấu tạo bộ phận sinh dục nam gồm những gì?

Cấu tạo bộ phận sinh dục nam gồm những gì?

BỘ PHẬN SINH DỤC NAM LÀ GÌ?

Bộ phận sinh dục nam không chỉ là dương vật. Chúng còn bao gồm nhiều tổ hợp những bộ phận khác nhau, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống sinh sản.

Cấu trúc bên trong bộ phận sinh dục nam còn nhiều cơ quan khác nhau mà chúng ta không nhìn thấy bằng mắt thường. Chỉ khi thăm khám, thực hiện các bước thăm dò chức năng, chẩn đoán hình ảnh mới quan sát thấy được.

CẤU TẠO BỘ PHẬN SINH DỤC NAM GIỚI

Có rất nhiều anh em tò mò rằng, không biết cấu tạo bộ phận sinh dục nam thế nào? Không chỉ anh em mà ngay cả chị em cũng có không ít tò mò, có điều là họ nói ra hay không thôi. Thực tế thì cấu tạo bộ phận sinh dục nam khá điển hình. Chia thành 2 phần rõ rệt là cấu tạo phần sinh dục ngoài và trong.

Chúng ta có thể theo dõi cấu tạo bộ phận sinh dục nam dựa vào 2 phần cụ thể như sau:

Cấu tạo bộ phận sinh dục ngoài ở nam giới

Bộ phận sinh dục ngoài là phần lộ ra bên ngoài, có thể quan sát thấy trong sinh hoạt, có thể sờ thấy khi vệ sinh hằng ngày. Theo đó, cấu tạo bộ phận sinh dục ngoài ở nam giới gồm các bộ phận như sau:

Dương vật

Nhắc đến cấu tạo bộ phận sinh dục nam, bộ phận đầu tiên chúng ta nghĩ tới là dương vật. Bởi nó hiện rõ ra bên ngoài, có thể quan sát, sờ thấy hằng ngày khi vệ sinh, khi quan hệ tình dục, thủ dâm. Do đó, dương vật là một bộ phận quan trọng trong cấu tạo bọ phận sinh dục nam.

Do nó nằm phía ngoài nên thuộc bộ phận sinh dục ngoài. Dương vật có chức năng chính là sinh dục và tiết niệu. Có nghĩa là dương vật vừa có thể để quan hệ tình dục, vừa có thể là nơi để đi tiểu tiện, xuất tinh. Ở nam giới, dương vật của họ gồm 3 phần chính:

– Đầu dương vật: có hình nón cụt, có chứa bao quy đầu, quy đầu, lỗ sáo. Toàn bộ phần đầu dương vật được bảo vệ bởi lớp da quy đầu. Da quy đầu có độ nhảy cảm cao, có tính đàn hồi tốt.

– Phần thân dương vật: Được tính từ phần rãnh quy đầu cho đến gốc dương vật. Có độ dài, đường kính khác nhau khi ở trạng thái bình thường hoặc khi cương cứng.

– Phần gốc dương vật: Phần này nối liền với thành bụng, tạo độ vững chãi cho dương vật theo tư thế giải phẫu sinh lý.

Bệnh lý hay gặp ở dương vật

Dương vật là bộ phận có tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài nhất. Chính vì thế, đây cũng là vị trí dễ mắc các bệnh nam khoa, nếu như không được chú ý chăm sóc, rửa ráy sạch sẽ. Một số bệnh hay gặp ở dương vật phải kể đến như:

Viêm bao quy đầu –quy đầu: tình trạng nhiễm khuẩn ở quy đầu –bao quy đầu (nấm, trùng roi, tạp khuẩn, virus…)

– Rối loạn cương dương – liệt dương: dương vật khó hoặc không thể cương cứng, không giữ được cương cứng để quan hệ.

Gãy dương vật: sự cố xảy ra khi quan hệ tình dục sai tư thế, thử các tư thế lạ,…

– Các nhiễm trùng qua đường tình dục: sùi mào gà dương vật, bệnh lậu, bệnh giang mai, bệnh nấm dương vật, mụn rộp sinh dục…

Các bệnh ở dương vật của nam giới khá phổ biến, dễ mắc phải. Do đó, chúng ta cần hết sức lưu ý, đặc biệt là cần vệ sinh sạch sẽ dương vật hằng ngày, chú ý lộn bao quy đầu để tránh gặp các nhiễm khuẩn hay các bệnh nam khoa khác.

>>Xem thêm: Viêm bao quy đầu uống thuốc gì?

Bìu

Bên cạnh dương vật thì bìu cũng là một trong những bộ phận sinh dục ngoài của nam giới. Bìu là một vùng da sậm màu, được cấu thành bởi lớp thành bụng trịu xuống. Nhìn bên ngoài, bìu của nam giới như một chiếc túi nhỏ. Vùng bìu cũng có nhiều hệ thống dây thần kinh, máu máu. Do đó, mặc dù chỉ là một túi da nhưng nó lại đóng vai trò quan trọng.

Da bìu có sự nhăn nheo và độ đàn hồi, chúng là nơi chứa đựng 2 tinh hoàn. Do đó mới có câu tinh hoàn treo trong bìu, nó được ví như hệ thống điều hòa nhiệt độ cho tinh hoàn. Da bìu có nhiều nếp nhăn nheo, lúc nhỏ thì bìu thường có kích thước nhỏ, ép sát vào cơ thể. Đến tuổi dậy thì thì bìu bắt đầu phát triển lớn dần và trĩu xuống

Tinh hoàn

Cấu tạo của bìu

Tinh hoàn là bộ phận đóng vai trò quyết định đến khả năng sinh sản của nam giới. Mỗi nam giới có 2 tinh hoàn, tinh hoàn trái và tinh hoàn phải, treo ở tư thế giải phẫu bên trong bìu. Tinh hoàn có hình tròn đều, không phải tròn xoe. Kích thước 2 bên tinh hoàn của nam giới rơi vào chừng 4.5 x2.5cm.

Tinh hoàn vừa sản xuất tinh trùng, vừa sản xuất ra hormone giới tinh nam. Xung quanh tinh hoàn được bao bọc bởi lớp tinh mạc, trong tinh mạc có chứa dịch giúp tinh hoàn có thể co lên xuống thuận lợi. Thực tế thì tinh hoàn liên tục di chuyển bên trong bìu.

Mỗi tinh hoàn có nhiều ống sinh tinh rất nhỏ. Trong ống sinh tinh lại có tế bào sinh tinh tạo ra tinh trùng và tế bào sertoli giúp nâng đỡ và kích thích nuôi dưỡng để tinh trùng trưởng thành. Từ 2 bên tinh hoàn của nam giới, có thể sản sinh khoảng 120 triệu tinh trùng mỗi ngày. Có thể thấy rằng, quá trình sản sinh tinh trùng của tinh hoàn là tuyệt vời.

Nam giới cũng rất dễ mắc các bệnh về tinh hoàn điển hình như viêm tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh, xoắn tinh hoàn, teo tinh hoàn,…Các bệnh ở tinh hoàn đặc biệt nguy hiểm. Do đó, nam giới cần phải hết sức thận trong để có thể phòng ngứa, phát hiện sớm, chữa trị hiệu quả để đảm bảo khả năng sinh sản, khả năng tình dục, sinh lý nam giới.

Mào tinh hoàn

Cấu tạo bộ phận sinh dục nam không thể không kể đến mào tinh hoàn. Mặc dù là một bộ phận có kích thước rất nhỏ nằm ở đầu của tinh hoàn. Nhưng nó lại đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe, sinh lý và sinh sản của nam giới.

Mào tinh hoàn ở nam giới được cấu tạo gồm 3 phần chính đó là:

– Đầu mào tinh

– Thân mào tinh

– Đuôi mào tinh

Mào tinh hoàn trông giống như chữ C chụp lấy tinh hoàn. Thực tế nó là 1 bao xơ, có chứa ống dẫn nhỏ. Ở nam giới trưởng thành có khoảng 12 ống xuất, chiều dài của ống có thể lên tới 5-6cm. Mào tinh hoàn là nơi tinh trùng sau khi được sản xuất tại tinh hoàn sẽ chuyển sang phần mào tinh để phát triển và hoàn thiện trước khi vào túi tinh và được xuất ra bên ngoài.

Ống dẫn tinh

Ở nam giới, ống dẫn tinh là một bộ phận quan trọng, chúng đảm nhiệm chức năng đưa tinh trùng từ túi tinh ra bên ngoài. Ống dẫn tinh nằm ở giữa mào tinh và túi tinh, nó là cầu nối giữa 2 bộ phận này. Ống dẫn tinh của nam giới dài khoảng 30cm, đường kính khoảng 2-3mm, lòng ống rộng khoảng 0,5mm. Bên trong thành ống dẫn tinh là một lớp niêm mạc mỏng.

Ở lớp niêm mạc ở cơ trơn dọc ngoài da và lớn cơ vòng. Mỗi bên tinh hoàn sẽ có 1 ống dẫn tinh, chúng nối mào tinh, tinh hoàn với ống dẫn tinh. Có chức năng đưa tinh trùng từ túi tinh ra bên ngoài khi nam giới quan hệ, hoặc thủ dâm. Ngoài ra, nó còn lưu trữ 1 lượng nhỏ tinh trùng trong mào tinh.

Mặc dù chỉ là một ống nhỏ, nhưng nó lại đóng vai trò thiết yếu với bộ phận sinh dục nam. Giả sử ống dẫn tinh có vấn đề như bị viêm, hay các tổn thương khác thì không chỉ ảnh hưởng đến chức năng của bộ phận này mà còn gây trì trệ hoạt động sinh sản, sinh dục của nam giới.

Do đó, để bảo vệ ống dẫn tinh, nam giới cần có đời sống khoa học, thăm khám nam khoa khi có những vấn đề bất thường.

Túi tinh

Túi tinh ở nam giới có cấu tạo gồm 2 mặt. Mặt trước của túi tinh nằm ở sát đáy của bàng quang, kéo dài từ đáy của niệu quản tới đáy tuyến tiền liệt. Mặt sau nối với trực trang, cách trực tràng và bàng quang. Túi tui ở nam giới có độ dài khoảng 5cm, rộng 2cm. Khi duỗi thẳng thì ống dẫn tinh có thể dài tới 15cm.

Túi tinh có cấu tạo bởi 3 lớp;

– Áo ngoài: bởi các mô liên kết

– Áo cơ: các thớ dọc ở ngoài, thớ vòng trong

– Áo niêm mạc: biểu mô niêm mạc có tế bào trụ tiết ra tinh dịch

Túi tinh giúp sản xuất ra các chất dinh dưỡng để giúp cho tinh trùng phát triển và hoàn thiện, trước khi được xuất ra bên ngoài. Nếu không được xuất ra bên ngoài thì tinh trùng sẽ chết đi, phần tinh trùng mới được sản xuất ra, tạo chất đệm cho chúng tiếp tục phát triển như vòng tuần hoàn.

Cấu tạo bộ phận sinh dục bên trong

Cấu tạo bên trong của bộ phận sinh dục nam

Cấu tạo bên trong của bộ phận sinh dục nam

Cấu tạo bộ phận sinh dục nam là một hệ thống, tổng thể gồm nhiều bộ phận khác nhau. Bên cạnh bộ phận sinh dục ngoài thì còn hệ thống bộ phận sinh dục bên trong. Nó bao gồm các bộ phận sau:

Thừng tinh

Thừng tinh là một bộ phận thuộc sinh dục nam, nó gồm các mạch máu, ống dẫn tinh, hệ thống dây thần kinh của tinh hoàn. Thừng tinh  là ống nhỏ nói từ bìu qua bẹn và bên trong bụng. Nam giới dễ mắc bệnh về thừng tinh điển hình là bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh.

Bệnh này tuy không quá nguy hiểm, nhưng lại cần phải theo dõi định kỳ để có thể kịp thời can thiệp sớm.

Tiền liệt tuyến

Tuyến tiền liệt (tiền liệt tuyến hay nhiếp hộ tuyến) là một cơ quan (hoặc tuyến) nhỏ nhưng quan trọng trong hệ sinh sản ở nam giới, bởi tuyến vừa đảm nhiệm chức năng sinh sản vừa đảm nhiệm chức năng của hệ tiết niệu. Tuyến được cấu tạo bởi nhiều các tuyến nhỏ bao quanh bởi các mô liên kết gọi là chất đệm.

Đây là một tuyến chỉ có ở nam giới, có hình dạng nón nằm ngược, nặng khoảng 20g. Nó nằm ở phía dưới của bàng quang và bao quanh phần đầu của niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang đến dương vật) và trực tràng, nằm trên nhóm cơ ở vùng đáy chậu.

Để ngăn cản sự chảy ngược về phía bàng quang trong quá trình phóng tinh, cơ thắt trong ở đáy bàng quang sẽ đóng lại. Trong thời điểm xuất tinh, cơ thắt ngoài ở đầu dưới tuyến tiền liệt sẽ dãn ra cho phép dịch đi từ tuyến vào niệu đạo.Đây là tuyến chỉ có ở nam giới, được nằm phía dưới bàng quang và ngay phía trước trực tràng. Tiền liệt tuyến cung cấp thêm chất lỏng cho quá trình sản xuất tinh và các chất lòng này có nhiệm vụ nuôi dưỡng tinh trùng.

Một số bệnh ở tuyến tiền liệt thường gặp như: ung thư tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt, vôi hóa tuyền tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt….

Niệu đạo

Là một ống dài nối từ bàng quang ra lỗ tiểu nhằm mục đích đưa nước tiểu ra bên ngoài. Bên cạnh đó đối với nam giới lỗ niệu đạo còn có chức năng trong việc dẫn tinh dịch ra ngoài.

Cấu tạo của niệu đạo của nam giới dài khoảng 18cm đến 20cm và được chia ra làm 4 đoạn: Niệu đạo trước tiền liệt (dài khoảng 1,5cm, nằm trong cổ bàng quang), niệu đạo tiền liệt (độ dài khoảng 3cm, là phần to nhất của niệu đạo), niệu đạo màng (chỉ dài 1,2cm, là đoạn hẹp và ngắn nhất), niệu đạo xốp (dài khoảng  từ 12 đến 15cm)

Chức năng  của niệu đạo là là dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Nước tiểu lại đưa những vi khuẩn có hại xâm nhập vào niệu đạo đẩy ra khỏi cơ thể. Trong trường hợp quan hệ tình dục thiếu an toàn cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm niệu đạo ở nam giới, cũng như những bệnh xã hội lây qua đường tình dục.

Như vậy, với những thông tin về cấu tạo bộ phận sinh dục nam cũng như chức năng, các bệnh lý thường gặp ở trên đây được các bác sĩ Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội cung cấp. Hy vọng đã giúp chúng ta đã có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề này cũng như có cách chăm sóc, tầm soát các bệnh ở đường sinh dục nam có hiệu quả.

Xem thêm: Lún dương vật là bệnh gì?

[addtoany]
Bình luận của bạn