Trẻ em sốt 39 độ có nguy hiểm không?

Sốt cao 39 độ là một trong những dấu hiệu cho thấy trẻ đang mắc các bệnh lý về đường hô hấp nghiêm trọng. Vậy trẻ em sốt 39 độ có nguy hiểm không?

Bệnh nguy hiểm khiến trẻ em sốt 39 độ

Trên thực tế, sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể để chống lại các tác nhân gây hại. Ở một số trẻ có thể biểu hiện tình trạng thân nhiệt cao khi trẻ vận động, mặc nhiều quần áo, tắm nước nóng. Đây là những ảnh hưởng do tác động từ bên ngoài nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm.

Tuy nhiên có một số hiện tượng sốt không phải là bệnh, mà nó là dấu hiệu cảnh báo các bệnh nguy hiểm liên quan đến đường hô hấp rất nguy hiểm đối với trẻ.

Do đó, thay vì chăm chăm vào việc hạ sốt bố mẹ nên tìm hiểu xem trẻ đang mắc bệnh gì để được điều trị. Tránh những biến chứng nguy hiểm không mong muốn đến sức khỏe của trẻ, cụ thể:

Trẻ bị sốt do viêm họng cấp

Khi bị viêm họng ở mức độ cao nhất (cấp) trẻ sẽ có dấu hiệu sốt cao khoảng 39 – 40 độ, kèm theo đau rát, tắc mũi, dịch nhầy trong mũi, ho, khàn tiếng.

Ở những bệnh nhân viêm họng do virus xâm nhập sẽ có dấu hiệu bệnh diễn ra trong 3 – 5 ngày và sử dụng kháng sinh là có thể khắc phục được bệnh.

Ngược lại, đối với những bệnh nhân viêm do vi khuẩn sẽ có dấu hiệu năng hơn thường kèm theo sốt cao, mệt mỏi, khô lưỡi, viêm tấy hạch vùng cổ, lưỡi bẩn…và chỉ khi sử dụng kháng sinh mới khắc phục được bệnh này.

Nếu bệnh nhân viêm họng không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng thành viêm tai, mũi, viêm phế quản. Bên cạnh đó trẻ sẽ dễ dàng mắc bệnh thấp tim, khớp, thần kinh cực kỳ nguy hiểm.

Trẻ bị sốt siêu virus

Hệ miễn dịch của trẻ đang còn yếu nên rất dễ để virus tấn công vào cơ thể. Hiện tượng này sẽ gây ra các hiện tượng như:

  • Sốt 39 – 40 độ C
  • Hắt hơi, sổ mũi, viêm họng
  • Biếng ăn, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, dấu hiệu sẽ xuất hiện 3 – 5 ngày và giảm dần
  • Phát ban, xuất huyết qua da
  • Nổi hạch ở đầu, cổ
  • Mắt đỏ, có ghèn, cảm giác nóng rát
  • Đau nhức cơ thể

Với bệnh sốt siêu virus nếu không được đưa đến bệnh viện kịp thời sẽ dễ gây tử vong khi gặp các chủng virus sốt xuất huyết, viêm não, viêm phổi do siêu vi cúm, viêm cơ tim…

Có thể bạn quan tâm: dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết

Trẻ bị sốt 39 độ do phát ban

Sốt phát ban là tình trạng sốt cao 39 độ C, sau sốt trẻ sẽ bị phát ban khắp mặt, cơ thể. Trong số đó thường là do bệnh sởi gây ra.

Lúc đầu khi mắc bệnh, ban đỏ sẽ xuất hiện sau tai, lan sang mặt dần xuống ngực, bụng và toàn thân. Khi ban đỏ biến mất sẽ lần lượt theo thứ tự ngược lại khi nó xuất hiện.

Đặc điểm dễ dàng nhận biết đó là ban sần nổi trên da, khi biến mất sẽ để lại các vết thâm đặc trưng trên da. Đặc biệt, ở trẻ bị sốt phát ban sẽ kèm thêm dấu hiệu chảy nước mũi, ho.

Trẻ bị sốt do viêm tai giữa

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ thường biểu hiện bằng các triệu chứng sốt 39 – 40 độ C, trẻ quấy khóc, không ăn, bỏ bú, nôn, trớ, co giật thường xuyên.

Nếu ở trẻ đã lớn bé sẽ kêu đau tai, trẻ nhỏ sẽ lấy tay dụi vào tai và lắc đầu thường xuyên hơn.

Bệnh nếu không được phát hiện sẽ tiếp tục chuyển sang gia đoạn vỡ mủ, thủng mủ và có sự xuất hiện của mủ chảy ra khỏi lỗ tai.

Thông thường, khi thấy dấu hiệu bệnh thuyên giảm nhiều bà mẹ tưởng bệnh đã khỏi hoàn toàn. Nhưng thực tế, bệnh viêm tai giữa đã chuyển sang gia đoạn mãn tính và dẫn đến rất nhiều biến chứng xấu cho sức khỏe về sau.

Tóm lại, khi trẻ em sốt 39 độ không rõ nguyên nhân, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tránh những biến chứng nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.

[addtoany]
Bình luận của bạn