MCHC là gì?

MCHC hay còn gọi là nồng độ trung bình của huyết sắc tố, đây là yếu tố quyết định đến kết quả chẩn đoán và điều trị của từng bệnh nhân. Vậy MCHC là gì?

MCHC (huyết sắc tố) chỉ nồng độ Hemoglobin chứa sắt có trong hồng cầu. Loại protein này có chức năng vận chuyển oxy cho toàn bộ cơ thể.

Để đo được hàm lượng của huyết sắc tố, các bác sĩ sẽ dựa vào xét nghiệm máu và chỉ số g/dL.

Ở nam giới và nữ giới sẽ có lượng huyết sắc tố khác nhau, cụ thể:

  • Ở nam giới: từ 13 – 17.2 g/dL.
  • Ở nữ giới: 12,1 -15.1g/dL.

Nếu nồng độ huyết sắc tố ở nam cao hơn 17.2g/dL và nữ cao hơn 16g/dL bạn có mức huyết sắc tố cao hơn bình thường. Chỉ số MCHC sẽ thay đổi theo từng độ tuổi của mỗi người.

Khi nào nên thực hiện xét nghiệm huyết sắc tố?

Không phải người nào cũng nên thực hiện xét nghiệm MCHC, phương pháp này chỉ áp dụng cho những trường hợp sau:

Bị thiếu máu và bác sĩ nghi ngờ mắc do sự bất thường của huyết sắc tố.

Nếu mắc bệnh lý liên quan đến huyết sắc tố, bệnh nhân sẽ được xét nghiệm để theo dõi kết quả điều trị.

Ở những cặp đôi đang có ý định kết hôn, việc xét nghiệm nồng độ MCHC, giúp họ biết tỷ lệ mắc các bệnh di truyền cho những đứa con mình như thế nào.

Ý nghĩa của chỉ số MCHC trong cơ thể là gì

Nồng độ MCHC cao

Nồng độ hemoglobin trong máu vượt trên 16,5g/dL, đây dược xem là nồng độ huyết sắc tố cao.

Điều này chứng tỏ bạn đang gặp vấn đề không tốt cho sức khỏe làm giảm thị lực, đau đầu, chóng mặt.

Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh máu đông, đau tim, đột quỵ và tử vong.

Nguyên nhân khiến chỉ số MCHC trong cơ thể tăng cao

Bệnh đa hồng cầu nguyên phát:

Bệnh bắt nguồn từ đột biến gen di hay do yếu tố di truyền. Dù chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh, nhưng đột biến gen làm nồng độ hemoglobin trong cơ thể cao hơn mức bình thường. Bệnh thường gặp ở nam giới và nữ giới dưới 40 tuổi.

Mất nước:

Mất nước sẽ làm cơ thể tự động hút bớt chất lỏng trong máu bù đắp lượng nước mất đi.

Nếu muốn biết lượng nước trong cơ thể bạn chỉ cần đo nồng độ Hemoglobin có trong máu.

Các vấn đề về tim mạch:

Nồng độ hemoglobin trong cơ thể cao sẽ làm tăng huyết áp, rối loạn hệ miễn dịch, xơ nang và ngưng thở khi ngủ.

Bệnh lý về phổi:

Các bệnh lý về phổi sẽ khiến bạn trở nên khó khăn hơn khi thở. Lúc này, đòi hỏi cơ thể cần tạo ra nhiều hồng cầu để bù đắp oxi. Vì thế lượng hemoglobin cũng tăng lên mạnh mẽ.

Bệnh về tim bẩm sinh:

Dị tật tim bẩm sinh sẽ khiến các cơ quan khác trong cơ thể bị hạn chế.

Để bù đắp lượng oxi bị thiếu hụt do dị tật tim gây ra cơ thể sẽ tăng hàm lượng Hemoglobin và hematocrit trong máu lên.

Và đây là nguyên nhân khiến chỉ số MCHC của người bệnh tim bẩm sinh cao hơn mức bình thường.

Tiếp xúc nhiều với khí CO2:

Trong cuộc sống hàng ngày khi tiếp xúc với khói xe có hàm lượng carbon monoxide cao cũng khiến cơ thể gia tăng huyết sắc tố trong máu.

Có thể bạn chưa biết, trong một số trường hợp MCHC cao bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân tiến hành cắt bỏ lá lách để khắc phục. – Xem thêm: Cắt lá lách có ảnh hưởng gì không ?

Dấu hiệu nhận biết nồng độ hemoglobin cao trong máu

Những người có hàm lượng hemoglobin cao sẽ biểu hiện ở da mặt và da tay kèm theo các triệu chứng như sau:

  • Chóng mặt;
  • Mệt mỏi;
  • Nhức đầu;
  • Thị lực kém;
  • Đau nhẹ vùng bụng;
  • Chảy máu mũi.

Để biết chính xác hàm lượng huyết sắc tố trong máu, bạn nên đến bệnh viện để tiến hành xét nghiệm máu cơ bản. – Có thể bạn chưa biết, bổ sung Folate là cách kiểm soát nồng độ MCHC trong máu cao- Xem thêm Folate là gì. Ngoài ra, thuốc Corticosteroid cũng được dùng trong việc điều trị thiếu máu tán huyết tự miễn.

Hàm lượng MCHC trong cơ thể thấp

Hàm lượng huyết sắc tố trong cơ thể thấp nếu hemoglobin trong máu thấp hơn 13,5g/dL ở nam và ở nữ thấp hơn 12g/dL.

Đây là hiện tượng phổ biến ở những người thiếu máu và phụ nữ mang thai.

MCHC trong cơ thể thấp do bệnh gì?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho lượng MCHC trong cơ thể thấp hơn mức bình thường như:

  • Các bệnh ung thư.
  • Thiếu máu: Cấp tính và thiếu máu mãn tính.
  • Xơ gan.
  • Nhiễm trùng ký sinh trùng.
  • Bệnh về tuyến giáp.
  • Bệnh thận mãn tính.
  • Bệnh viêm bàng quang.
  • Suy giảm bạch cầu.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI).
  • Bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia).
  • Viêm mạch (vasculitis).
  • Hội chứng đau xương tủy.
  • Hội chứng rối loạn sinh tủy.
  • Bệnh viêm dạ dày.
  • Lách to.
  • Chứng Porphyria (bệnh Ma Cà Rồng).

Các triệu chứng thường gặp của chứng huyết sắc tố thấp

Nhìn vào cơ thể, làn da bạn sẽ thấy ngay dấu hiệu của người bị huyết sắc tố thấp là da nhợt nhạt, mệt mỏi, khó thở…cụ thể:

  • Mệt mỏi triền miên, kéo dài thậm chí còn tiếp diễn ngay khi bạn nghỉ ngơi.
  • Mặt tái xanh, nhợt nhạt
  • Khó thở khi tập thể dục, thể thao, hoạt động mạnh và ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi.
  • Tức ngực xuất phát từ việc bạn thiếu oxi cho việc hô hấp.
  • Lo lắng.
  • Cảm giác tê, ngứa các đầu ngón tay, chân.
  • Chóng mặt, không tỉnh táo.
  • Nhức đầu

Hi vọng, với những thông tin hữu ích về MCHC trên đây, sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích cho việc chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình.

Đồng thời, khi thấy dấu hiệu bất thường của cơ thể bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị. Tránh biến chứng nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của bản thân.

[addtoany]
Bình luận của bạn