Folate là gì

Folate là gì? Chắc hẳn đây là thắc mắc của khá nhiều người bởi các dưỡng chất cung cấp cho cơ thể rất đa dạng. Mỗi loại lại có những tác dụng khác nhau, việc nắm được những thông tin này giúp chúng ta chăm sóc cơ thể tốt hơn.

Folate –vitamin B9 đây là một dạng vitamin nhóm B cần thiết trong cơ thể, có thể hòa tan trong nước. Loại vitamin này có công dụng:

  • Hình thành và duy trì tăng trưởng của tế bào (DNA, RNA)
  • Ngăn ngừa những thay đổi của tế bào (DNA)
  • Giảm nguy cơ ung thư
  • Giúp tổng hợp Nucleotid của AND giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh
  • Giảm lượng homocysteine đối với người bị bệnh tim, đau thắt ngực
  • Giúp hệ thần kinh hoạt động tốt, giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh, tự kỷ,…
  • Sản sinh tế bào máu, giảm nguy cơ thiếu máu
  • Ngoài ra, chúng còn có tác dụng trong việc giảm thiểu nguy cơ cao huyết áp, chứng đau nửa đầu, giảm trí nhớ, bệnh hen suyễn,…

Trên thực tế, folate và axit folic đều là một chất đồng yếu tố quan trọng trong cơ thể thuộc nhóm vitamin B, nhu cầu về loại vitamin này tăng cao ở nhóm đối tượng phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, folate ở đây muốn nói đến dạng tự nhiên, có trong các loại thực phẩm như rau củ quả thực vật,…rất dễ bị phân hủy.

Còn axit folicd là dạng đã qua bào chế, tổng hợp như các loại thuốc, thực phẩm chức năng.

Dù là ở dạng nào thì đây cũng là loại vi chất quan trọng trong cơ thể mà chúng ta cần chú ý bổ sung một cách đầy đủ.

Trường hợp cơ thể thiếu đi hoạt chất này có thể khiến chúng ta phải đối mặt với nhiều nguy cơ về bệnh tật, đặc biệt là bệnh thiếu máu.

Các nhà khoa học cũng chỉ ra, việc bổ sung đầy đủ và hợp lý folate cho cơ thể có thể làm giảm nguy cơ MHCH (hàm lượng hemoglobin) cao trong máu.

MCHC cao có thể do bệnh lý thiếu máu tan huyết tự miễn, thiếu máu do macrocytic, di truyền spherocytosis, các bệnh lý ở gan, tuyến giáp, bệnh nhân có tiền sử dùng thuốc (ức chế miễn dịch, hóa trị,…),…Chúng được phát hiện thông qua các biểu hiện, xét nghiệm máu (CBC). Biểu hiện của MCHC cao bao gồm cảm giác mệt mỏi, vàng da, xanh xao, lách to, tim đập loạn nhịp, dễ ngất,… – Xem thêm – MCHC là gì

Cách nào để bổ sung Folate

Như đã nói ở trên, folate là loại vitamin có trong những loại thực phẩm tự nhiên, đo đó để bổ sung folate chúng ta nên chú ý đến các loại thực phẩm.

Theo đó, viêc gia tăng hàm lượng folate trong thực đơn cũng có tác dụng tốt đối với chứng MCHC cao. Một số thực phẩm mà chúng ta cần lưu ý bao gồm:

Các loại rau củ quả xanh đậm

  • Rau súp lơ xanh
  • Măng tây
  • Rau cải bó xôi
  • Các loại đậu: đậu hà lan, đầu cove, đậu bắp,…
  • Khoai tây
  • Trái bơ
  • Cam
  • Bưởi
  • Ổi
  • Dâu tây

Các loại thịt và trứng gia cầm

  • Thịt cá hồi
  • Thịt gà (lườn gà)
  • Trứng gia cầm (đặc biệt là phần lòng đỏ)

Các loại ngủ cốc nguyên hạt

  • Yến mạch
  • Kiều mạch
  • Gạo lức

Các loại sữa

Chú ý, folate cũng như các loại vitamin khác chúng rất dễ bị phân hủy trong khi chế biến.

Do đó, trong quá trình bổ sung folate hằng ngày trong chế độ dinh dưỡng chúng ta nên chú ý chỉ nên hấp, xào sơ qua chứ không nên hầm quá kỹ gây mất chất.

Có thể bạn không biết việc sử dụng thuốc methotrexate trong điều trị ung thư, các bệnh vảy nến không áp dụng cho bệnh nhân có hàm lượng Folate trong máu thấp.

Những thông tin về folate là gì trên đây chắc hẳn đã giúp chúng ta biết được đây là loại vitamin gì cũng như bổ sung như thế nào cho hợp lý, giảm thiểu các nguy cơ thiếu chất. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không phải là chỉ định y tế, do đó, chúng ta hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khi có những bất thường.

[addtoany]
Bình luận của bạn