Vì corticosteroid làm giảm sưng, ngứa, đỏ và phản ứng dị ứng, các bác sĩ thường kê đơn để giúp điều trị các bệnh như:
Có thể bạn chưa biết: Cơ thể người cũng có thể tạo ra corticosteroid chúng thường được sản xuất bởi tuyến thượng thận.
Corticosteroid có sẵn ở các dạng khác nhau, bao gồm:
Corticosteroid chủ yếu được sử dụng để giảm viêm và ức chế hệ thống miễn dịch.
Thế nên những bệnh mà Corticosteroid được kê đơn trong một số trường hợp như:
Bệnh Addison: Addison xảy ra khi cơ thể không tạo ra đủ lượng cortisol cần thiết. Corticosteroid có thể giúp khắc phục tình trạng này.
Cấy ghép nội tạng . Corticosteroid giúp ức chế hệ thống miễn dịch điều này giúp làm giảm nguy cơ thải ghép nội tạng.
Viêm . Trong trường hợp khi viêm gây tổn thương cho các cơ quan quan trọng, sử dụng nhóm thuốc corticosteroid có thể điều trị được vấn đề này.
Các bệnh phổ biến thường được kê đơn với Corticosteroid.
Ngoài ra, cũng tùy vào từng nguyên nhân, các bác sĩ có thể sử dụng Corticosteroid vào điều trị MCHC cao.
Một số tác dụng phụ có thể xảy ra với các dạng của Corticosteroid như: thuốc bôi, thuốc hít và thuốc tiêm. Tuy nhiên, hầu hết các tác dụng phụ đến từ steroid dưới dạng thuốc viên.
Điều trị kéo dài ở liều cao – đặc biệt với viên thuốc steroid – có thể gây ra vấn đề ở một số người.
Nếu bạn có tác dụng phụ gây ức chế sau khi dùng corticosteroid hãy liên hệ với bác sĩ của bạn và có thể bạn sẽ được yêu cầu tạm ngưng sử dụng trong một thời gian.
Tuy nhiên việc ngưng sử dụng thuốc phải diễn ra từ từ, nó có thể là vài tuần, hoặc vài tháng nếu bạn đã sử dụng corticosteroid chúng trong một thời gian dài.
Mặc dù có những rủi ro liên quan đến corticosteroid nhưng ta cũng có nhiều cách để làm giảm thiểu tác dụng phụ của nó. Dưới đây là một số mẹo để xem xét:
Thực hiện các lựa chọn lối sống lành mạnh, như chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên hơn không.
Kiểm tra sức khỏe thường xuyên.
Từ từ giảm liều khi ngừng điều trị nếu bạn đã sử dụng thuốc này trong một thời gian dài. Điều này cho phép tuyến thượng thận của bạn có thời gian để điều chỉnh.
Ăn chế độ ăn ít muối và / hoặc giàu kali.
Theo dõi huyết áp và mật độ xương của bạn, và được điều trị nếu cần thiết.
Mặc dù theo lý thuyết, với hầu hết mọi người bao gồm cả phụ nữ có thai hoặc cho con bú, thuốc hít và thuốc tiêm steroid không quá an toàn.
Tuy nhiên, chúng vẫn sẽ chỉ được sử dụng nếu bác sĩ nghĩ rằng lợi ích tiềm năng lớn hơn rủi ro. Một số rủi ro có thể là:
Người già: sử dụng Corticosteroid ở đối tượng này có thể có nhiều khả năng phát triển các vấn đề với huyết áp cao và loãng xương. Với các bác gái khả năng phát triển bệnh xương sẽ cao hơn.
Trẻ em: Giảm sự tăng cân ở trẻ. Corticosteroid cũng có thể gây nhiễm trùng sởi hoặc thủy đậu nghiêm trọng hơn so với những bé không dùng thuốc.
Các bà mẹ cho con bú nên sử dụng steroid một cách thận trọng. Chúng có thể gây ra vấn đề với sự tăng trưởng hoặc ảnh hưởng khác cho em bé.
Trên đây là những thông tin về Corticosteroid là gì, mong rằng bài viết này cung cấp được thông tin hữu ích cho các bạn. Cám ơn đã theo dõi !
Tài liệu tham khảo
Truy cập lần cuối ngày 22/2/2019 https://www.nhsinform.scot/tests-and-treatments/medicines-and-medical-aids/types-of-medicine/corticosteroids
Truy cập lần cuối ngày 22/2/2019 https://www.healthline.com/health/corticosteroids-what-are-they
[addtoany]