Cắt túi mật có ảnh hưởng gì không

Túi mật được chỉ định cắt khi gặp vấn đề ví dụ như tác mật. Vậy câu hỏi đặt ra đó là "cắt túi mật có ảnh hưởng gì không" khi nó là bộ phận khá quan trọng trên cơ thể người.

Phẫu thuật cắt túi mật được thực hiện khi nào?

Trên thực tế mỗi ngày gan tiết ra khoảng 1 lít dịch mật và đưa vào dữ trữ bên trong túi mật. Khi có nhu cầu tiêu thụ thức ăn, dịch mật sẽ bắt đầu được sản xuất ra để tiêu thụ các chất béo của thức ăn có trong tá tràng.

Mặt khác, nếu không có thức ăn dịch mật sẽ cô đọng lại bên trong túi mật để chuẩn bị cho bữa ăn tiếp theo mà cơ thể dung nạp vào.

Giả sử khi không có túi mật, các dịch mật sẽ trực tiếp đi xuống ruột để phục vụ cho việc tiêu hóa thức ăn sẽ gây ra tình trạng thiếu dịch do không có nơi dự trữ.

Nếu tình trạng này xảy ra bạn sẽ cảm thấy khó tiêu, do không có dịch mật hỗ trợ cho quá trình tiêu thụ thức ăn.

Như vậy, túi mật là bộ phận cực kỳ quan trọng trong cơ thể con người.

Vì thế, cắt túi mật chỉ là giải pháp bất đắc dĩ khi bạn gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo đó, phẫu thuật cắt bỏ túi mật sẽ áp dụng trong trường hợp sau:

  • Bệnh nhân có sỏi mật kích thước lớn (chiếm khoảng 2/3 diện tích của túi);
  • Viêm túi mật và ứ tắc dịch mật;
  • Viêm tụy cấp do sỏi mật gây ra;
  • Bệnh nhân mắc bệnh Spherocytosis di truyền ( do nổng độ MCHC cao);
  • Túi mật bị teo, viêm;
  • Sỏi và polyp túi mật;

Các biến chứng thường gặp sau cắt túi mật

Ở những bệnh nhân mắc bệnh sỏi thận thông thường sẽ được điều trị bằng thuốc. Chỉ khi sỏi thận có biến chứng mới sử dụng phương pháp cắt bỏ túi mật là cần thiết để bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho bệnh nhân.

Cắt túi mật là thủ thuật khá an toàn, nhưng đôi khi cũng gặp phải một số biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh như:

Các biến chứng khi phẫu thuật

  • Nhiễm trùng;
  • Xuất huyết;
  • Rò rỉ dịch trong mật;
  • Tổn thương đường mật;
  • Ảnh hưởng khi gây mê…

Biến chứng về sức khỏe sau phẫu thuật

  • Rối loạn tiêu hóa;
  • Chướng bụng;
  • Khó tiêu;
  • Táo bón;
  • Tiêu chảy kéo dài;
  • Đau mạn sườn;
  • Căng giãn đường mật;
  • Rối loạn hoạt động cơ vòng oddi;
  • Hẹp đường mật;
  • Khối u đường mật;
  • Sót sỏi ở bên trong.

Người bệnh cũng nên nhớ, cắt túi mật không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn bệnh sỏi mật.

Mà đây chỉ là biện pháp khắc phục nhất thời, sau đó sỏi mật vẫn có khả năng tái phát trở lại.

Do đó, quá trình điều trị sỏi mật cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau.

Cách chăm sóc sức khỏe sau khi cắt túi mật

Sau khi cắt túi mật tình trạng hồi phục của bệnh nhân sẽ phụ thuộc vào thể tình hình sức khỏe và phương pháp phẫu thuật của từng người. Nếu là phẫu thuật nội soi bạn sẽ hồi phục nhanh chóng chỉ sau vài ngày, nhưng nếu phẫu thuật mở bạn cần thời gian hồi phục ít nhất là 1 tuần.

Bên cạnh đó, để sức khỏe nhanh chóng được hồi phục bạn lựa chọn các loại thực phẩm đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng và dễ tiêu hóa như:

  • Ăn các thức ăn nhạt, dễ tiêu hóa như thức ăn lỏng, rau xanh và hoa quả.
  • Tiêu thụ ít hơn 50g chất béo mỗi ngày, thay vào đó bạn nên ăn các loại thức ăn như sữa chua không béo, cá, thịt nạc, nước lọc…
  • Bổ sung vào thực đơn hàng ngày các chất béo không bão hòa để tăng cường tiết dịch mật hỗ trợ cho tiêu hóa.

Như vậy, cắt túi mật là giải pháp điều trị sỏi mật tương đối an toàn. Chỉ cần nắm được cách chăm sóc sức khỏe sau điều trị khoa học, sẽ giúp bạn tránh được các biến chứng nguy hiểm sau khi phẫu thuật. Chúc bạn thành công!

[addtoany]
Bình luận của bạn