Thực chất, Neisseria gonorrhoeae không phải là virus mà là tên của một loại vi khuẩn. Loại vi khuẩn này còn được gọi với cái tên khác là song cầu lậu.
Vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae tên đầy đủ là vi khuẩn cầu trung Gram âm Neisseria gonorrhoeae.
Dù Neisseria có tới 11 chủng nhưng chỉ có 2 loại có thể tồn tại và phát triển trong cơ thể. Trong đó, N. gonorrhoeae là loại gây ra bệnh lậu.
Vi khuẩn song cầu lậu tồn tại thành từng cặp, có dạng giống hạt đậu. Trong cơ thể, Neisseria gonorrhoeae thường tìm thấy trong tương bào bạch cầu.
Còn ở ngoài môi trường, chúng ưa ẩm ướt nên dễ bị tiêu diệt nếu nhiệt độ cao, khô ráo.
Đặc biệt, Neisseria gonorrhoeae có tốc độ phân chia rất nhanh, 15 phút/ lần.
Vì thế, chỉ sau vài ngày kể từ khi quan hệ tình dục với đối tượng mắc lậu, cơ thể sẽ xuất hiện những biểu hiện của bệnh.
Biểu hiện nhiễm vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae sẽ có sự khác biệt ở nam và nữ giới. Cụ thể như sau:
Có mủ vàng đặc, vàng xanh hoặc trắng đục trong niệu đạo. Kèm theo đó là đái khó, đái buốt, cơ thể mệt mỏi, nổi hạch bẹn.
Lậu ở nữ giới không biểu hiện quá rõ. Thậm chí có hơn 50% các trường hợp nhiễm lậu ở nữ không có triệu chứng để nhận biết.
Đa số chị em chỉ thấy có mủ niệu đạo, đái buốt, khí hư màu vàng xanh và hôi. Lúc này, nếu thăm khám sẽ thấy cổ tử cung phù nề, sưng đỏ.
Ngoài bộ phận sinh dục, vi khuẩn lậu còn gây các triệu chứng ở mặt, miệng và hậu môn. Cụ thể, lậu mắt thường gặp ở trẻ sơ sinh khi lây từ mẹ.
Biểu hiện sẽ là mí mắt biến dạng, chảy dịch mủ. Lậu ở miệng sẽ có mủ và xuất hiện các đốm trắng ở dưới niêm mạc. Còn lậu ở hậu môn sẽ có tình trạng chảy dịch, ngứa khó chịu.
Có thể thấy rằng, cả nam và nữ khi nhiễm Neisseria gonorrhoeae đều xuất hiện dịch mủ trong niệu đạo.
Điều này xảy ra là bởi vi khuẩn lậu ký sinh ở niêm mạc niệu đạo gây viêm và hoại tử.
Chúng thoát ra ngoài theo đường tiểu nên nước tiểu sẽ có lẫn mủ. Số còn lại xâm nhập vào sâu hơn và gây tiếp tục gây tổn thương, viêm nhiễm.
Do đó, nam giới nhiễm vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae có thể bị viêm mào tinh hoàn, viêm túi tinh, viêm tuyến tiền liệt, ống dẫn tinh,…
Còn ở nữ giới mắc lậu sẽ có nguy cơ cao viêm buồng trứng, viêm vòi trứng, hố chậu,…
Để chắc chắn việc có nhiễm vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae hay không, cách tốt nhất là tới cơ sở y tế để làm xét nghiệm.
Bởi một số trường hợp mức Chlammyida Trachomatis sẽ có biểu hiện tương tự.
Theo đó, bệnh lậu được xác định bằng cách xét nghiệm mẫu bệnh phẩm như: dịch niệu đạo, hậu môn, xét nghiệm nước tiểu, bằng các phương pháp như:
Nếu thấy có các biểu hiện của nhiễm Neisseria gonorrhoeae, người bệnh không nên quá lo lắng.
Thay vào đó, hãy sớm tới thăm khám cùng bác sĩ. Việc thăm khám sớm sẽ giúp quá trình điều trị được đơn giản và tiết kiệm thời giản hơn. Điều này cũng giúp hạn chế những biến chứng nguy hiểm của bệnh
Đặc biệt, vi khuẩn lậu lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục. Cụ thể, khi quan hệ với người bệnh, nam giới có nguy cơ lây nhiễm 20%.
Còn nữ giới sẽ từ 60-80%. Do đó, cách tốt nhất để phòng ngừa lậu là quan hệ tình dục an toàn với những đối tượng tin cậy.
Trên đây là một số chia sẻ về biểu hiện nhiễm Neisseria gonorrhoeae (vi khuẩn song cầu lậu). Bạn đọc hãy lưu lại cho mình những thông tin cần thiết để thăm khám kịp thời khi có những triệu chứng nghi ngờ nhé!
[addtoany]