Suy thận cấp là gì?

Suy thận là bệnh lý nguy hiểm và đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Nắm được bệnh suy thận cấp là gì, sẽ giúp bạn sớm có cách xử trí bệnh tốt nhất.

Suy thận cấp là gì?

Suy thận cấp diễn ra khi thận giảm chức năng vốn có của nó do một nguyên nhân nào đó. Lúc này, khả năng lọc, bài tiết nước tiểu sẽ bị ảnh hưởng, dẫn tới mất cân bằng nước và các chất điện giải trong cơ thể.

Thực tế, người bệnh bị suy thận cấp cần được theo dõi và điều trị kịp thời để phục hồi một phần hoặc hoàn toàn chức năng của thận. Còn nếu không sớm phát hiện, bệnh sẽ tiến triển và gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.

Khám phá: Tăng kali trong máu có nguy hiểm không?

Nguyên nhân gây suy thận cấp

Thực tế, việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới suy thận cấp là việc làm cần thiết. Từ đó các bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng của bệnh. Theo đó, suy thận cấp chủ yếu do 3 nhóm nguyên nhân chính gây ra, bao gồm:

Nguyên nhân trước thận

Là những nguyên nhân dẫn khiến cho lượng máu cung cấp cho thận bị suy giảm với tốc độ chậm hơn. Cụ thể là do:

  • Các loại tổn thương như tắc nghẽn mạch máu.
  • Mạch thận bị phình, vỡ.
  • Do ảnh hưởng, biến chứng của các bệnh lý khác: nhồi máu cơ tim, suy gan, nhiễm trùng…
  • Do tác dụng phụ của một số loại thuốc: aspirin, ibuprofen, naproxen…

Nguyên nhân tại thận

Là các lý xảy ra trực tiếp tại thận và gây suy giảm hay mất tạm thời chức năng của thận như:

  • Viêm cầu thận.
  • Viêm bể thận.
  • Bệnh ống kẽ thận cấp.
  • Do nhiễm độc từ các kim loại nặng, dẫn tới thận bị hoại tử.
  • Các mạch máu trong thận bị viêm.

Nguyên nhân sau thận

Bao gồm các nguyên nhân dẫn tới tình trạng tắc nghẽn đường tiểu, từ đó gây gia tăng áp lực trong bao tiểu thể (khoang Bowman) như:

  • Nhiễm trùng đường tiểu cấp tính.
  • Biến chứng tiểu đường.
  • Suy tim sung huyết.
  • Tăng huyết áp.

Tóm lại, suy thận cấp có thể là biến chứng của nhiều bệnh lý khác. Do đó, đối với những trường hợp người bệnh mắc bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường…cần theo dõi để điều trị bệnh sớm nhất.

Tham khảo thêm: Suy thận mạn là gì?

Triệu chứng của suy thận cấp

Triệu chứng của suy thận cấp thường xuất hiện đột ngột. Cụ thể, những dấu hiệu này sẽ khởi phát theo từng giai đoạn sau:

Giai đoạn đầu – khi chức năng thận chưa suy giảm

Ở giai đoạn này, người bệnh thường chưa có những dấu hiệu cụ thể. Tuy nhiên, chỉ sau đó vài ngày, khi bước sang giai đoạn sau.

Giai đoạn sau – giai đoạn thiếu niệu

Lúc này, người bệnh sẽ thấy có những biểu hiện ban đầu của suy thận cấp như:

  • Lượng nước tiểu ít.
  • Không có nước tiểu.

Sau đó vài ngày, bệnh có thêm các triệu chứng khác, bao gồm:

  • Nôn mửa
  • Tiêu chảy.
  • Có cảm giác chán ăn.
  • Khó thở
  • Tức ngực.
  • Bầm tím trên da không rõ nguyên nhân.
  • Chân tay sưng phù.
  • Hôn mê
  • Co giật.
  • Thay đổi huyết áp đột ngột.

Có thể thấy, những triệu chứng của bệnh suy thận trên sẽ khiến cho cơ thể bạn mất nước và điện giải trầm trọng.

Chẩn đoán suy thận cấp

Để chẩn đoán chính bệnh suy giảm chức năng cấp tính của thận. Ngoài việc tìm hiểu các dấu hiệu của bệnh, bác sĩ còn áp dụng thêm những xét nghiệm cần thiết như:

  • Chụp X quang ống niệu đạo, thận.
  • Siêu âm thận.
  • Xét nghiệm máu, xét nhiệm nước tiểu để xác định nồng độ ure, creatinin.
  • Đo tốc độ lọc của cầu thận.
  • Làm sinh thiết thận.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học còn nghiên cứu và cho ra đời tiêu chuẩn RIFLE giúp cho việc chẩn đoán suy thận cấp được chính xác và kịp thời hơn.

Điều trị suy thận cấp như thế nào?

Suy thận cấp không thể tự điều trị tại nhà mà cần phải tới bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Theo đó, tùy vào từng nguyên nhân và tình trạng bệnh cụ thể, người bệnh sẽ được chỉ định một trong những biện pháp sau:

  • Sử dụng thuốc.
  • Chạy thận nhân tạo.
  • Chạy thận phúc mạc.

Ngoài ra, để việc điều trị đạt được nhiều hiệu quả hơn, chế độ ăn uống của người bệnh cũng là vấn đề cần quan tâm. Cụ thể là:

  • Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm có chứa kali, protein.
  • Ăn nhạt hơn.
  • Không tự ý sử dụng thuốc huyết áp hay thuốc bù canxi.

Thực tế, nếu như được phát hiện sớm thận bị suy cấp tính hoàn toàn có thể khôi phục lại một phần hay hoàn toàn chức năng. Thời gian cho việc này thường kéo dài từ 3-6 tháng hoặc lâu hơn tùy vào mức độ bệnh.

Trên đây là những thông tin liên quan giúp giải đáp thắc mắc suy thận cấp là gì xin được giới thiệu tới bạn đọc. Hãy lưu lại, áp dụng khi cần thiết và đừng quên thăm khám khi có những triệu chứng nghi ngờ của bệnh nhé.

[addtoany]
Bình luận của bạn