Xét nghiệm nước tiểu để làm gì?

Xét nghiệm nước tiểu được dùng để kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ bài tiết, đánh giá và chuẩn đoán các bệnh lý. Cùng Bacsicuamoinha.com tìm hiểu xâu hơn xét nghiệm nước tiểu để làm gì trong bài viết dưới đây.

Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu là những hạng mục thăm khám phổ biến. Tuy vậy nhưng không phải ai cũng biết tại sao phải thực hiện xét nghiệm hay tác dụng của các loại xét nghiệm này.

Những bất thường về sức khỏe có thể được phát hiện thông qua sản phầm bài tiết. Đó có thể là sự thay đổi về mùi, màu sắc và các thành phần trong nước tiểu.

Tuy nhiên, để có kết quả chính xác nhất, các bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm nước tiểu.

Xét nghiệm nước tiểu là gì?

Xét nghiệm nước tiểu là việc phân tích, kiểm tra màu sắc, mùi và phân tích các thành phần của nước tiểu.

Theo đó, xét nghiệm này sẽ được tiến hành với mẫu nước tiểu và các thiết bị hỗ trợ hiện đại.

Xét nghiệm nước tiểu để làm gì?

Dù thực tế xét nghiệm nước tiểu được thực hiện khá phổ biến nhưng không phải ai cũng biết xét nghiệm nước tiểu để làm gì hay có tác dụng gì. Theo các bác sĩ, quá trình xét nghiệm, phân tích này sẽ giúp:

  • Kiểm tra sức khỏe tổng quát của cơ thể.
  • Theo dõi sức khỏe.
  • Chẩn đoán các bệnh lý từ kết quả xét nghiệm như nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận, bệnh lậu, bệnh gan, mật, đường huyết.

Xét nghiệm nước tiểu có những chỉ số nào?

Bất cứ kết quả xét nghiệm nào cũng bao gồm nhiều chỉ số khác nhau. Xét nghiệm nước tiểu cũng không ngoại lệ với các chỉ số như:

  • Độ pH: Ở người khỏe mạnh, độ pH của nước tiểu từ 4.8 – 8. Vì thế nếu kết quả xét nghiệm nằm ngoài khoảng này, đó có thể là dấu hiệu của tiểu đường, viêm bể thận, viêm bàng quang.
  • Protein: Bình thường, chỉ số protein sẽ hiển thị dưới dạng Trace. Bởi nước tiểu không chứa đạm. Vì thế, nếu phát hiện chỉ số này có thay đổi sẽ là dấu hiệu của tình trạng tăng huyết áp, bệnh thận hay cơ thể đang thiếu nước. Đặc biệt ở thai phụ, nếu chỉ số protein cao cần kiểm tra tiền sản giật ngay.
  • Glucose: Chỉ số Glucose không hiển thị với người bình thường mà chỉ có ở bệnh nhân tiểu đường hoặc thai phụ. Theo đó, khi đường trong máu cao, thận sẽ không lọc được và bị sót lại nhiều trong nước tiểu.
  • Nitrite: Chỉ số về Nitrite cho thấy dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu, do vi khuẩn E. Coli gây ra.
  • Ketone: Ketone là sản phẩm sinh ra từ quá trình đốt cháy năng lượng từ chất béo. Vì thế, nếu chỉ số này quá cao, đó có thể là biểu hiện cho thấy cơ thế đang bị tiểu đường hay do ăn ít tinh bột, thiếu đường.
  • Leu: Là chỉ số liên quan đến sự có mặt của bạch cầu trong nước tiểu. Bình thường sẽ có kết quả âm tính. Nhưng nếu dương tính, tức là đường tiểu rất có thể đang bị nhiễm trùng.
  • BIL: Chỉ số này không xuất hiện ở người khỏe mạnh mà chỉ có với trường hợp mật, gan bị tổn thương.
  • ACS: Chỉ số ACS (Acid Ascorbic) cao quá mức cho phép cho thấy dấu hiệu không ổn về chức năng của thận. Đó có thể các bệnh lý như viêm thận, sỏi thận…

Nước tiểu vàng đục và có mùi hôi là bệnh gì?

Những lưu ý về xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu sẽ chỉ có được kết quả chính xác khi thực hiện những lưu ý sau:

  • Nữ giới nên tránh thực hiện xét nghiệm trong những ngày có kinh.
  • Không ăn, không tập thể dục trước khi làm xét nghiệm.
  • Nếu đang sử dụng thuốc, hãy thông báo với bác sĩ.

Với những chia sẽ trên, thắc mắc xét nghiệm nước tiểu để làm gì đã được giải đáp. Hiểu và nắm được những thông tin cần thiết sẽ giúp xét nghiệm hiệu quả, nhanh chóng hơn.

[addtoany]
Bình luận của bạn