Theo thống kê, nước ta có khoảng 1% dân số mắc bệnh tâm thần phân liệt, tức có khoảng gần 1 triệu người.
Bệnh tâm thần phân liệt là một bệnh tâm thần nặng, ảnh hưởng đến hoạt động tinh thần và nhân cách người bệnh.
Bệnh thường bắt đầu ở tuổi trẻ và kéo dài đến suốt cuộc đời, có thể khởi phát nhanh hoặc phát triển bệnh chậm trong nhiều năm. Ở những người mắc bệnh trầm cảm nặng sẽ ảnh khiến vùng hippocampus bị tổn hại và mất trí nhớ tạm thời hoặc lâu dài khó có thể hồi phục.
Triệu chứng quan trọng để nhận biết bệnh tâm thần phân liệt:
– Chứng hoang tưởng: Là những ý tưởng không phù hợp với thực tế, có thể như hoang tưởng tự cao, hoang tưởng bị hại, hoang tưởng bị chi phối. Ví dụ như: nghĩ mình có khả năng lãnh đạo, có thể chữa bệnh được nhưng thực tế không có chuyên môn; có suy nghĩ người khác đang ý định hãm hại mình hoặc người bệnh nghĩ rằng có thế lực siêu nhiên kiểm soát hành động của mình…
– Ảo thanh: Là tình trạng người bệnh nghe 1 hoặc nhiều giọng nói vang lên trong đầu, bên tai. Nội dung ảo thanh thường là tiếng chửi, đe dọa kèm theo phản ứng lại tùy theo nội dung. Ví dụ như: khi nghe tiếng chửi sẽ có biểu hiện bịt tai lại, nếu ảo thanh là đe dọa thì có phản ứng bảo vệ bản thân mình…
– Rối loạn suy nghĩ: Người bệnh trở nên khó hiểu, nói lung tung, nói chuyện lan man đến nỗi người nghe cũng không hiểu gì.
– Thu mình lại: Người bệnh tâm thần phân liệt có xu hướng không muốn tiếp xúc với người khác, kể cả người thân trong gia đình.
– Không cảm xúc: Sự biểu lộ cảm xúc của người bệnh sẽ giảm sút, không có phản ứng trước các sự kiện vui, buồn hoặc lúc vui lại biểu hiện cảm xúc buồn và ngược lại.
– Người mắc bệnh thường không nghĩ mình đang mắc bệnh nên thường từ chối đi khám, điều này khiến mức độ bệnh càng nghiêm trọng và khó điều trị.
Cho đến nay, nguyên nhân gây bệnh tâm thần phân liệt vẫn chưa thể xác định, mà chỉ có thể chẩn đoán do các yếu tố khác gây ra:
– Di truyền: Khoảng 1% dân số các nước bị tâm thần phân liệt, nếu cha mẹ bị tâm thần phân liệt thì đời sau có tỉ lệ mắc bệnh lên đến 12%,
– Sinh hóa: Chất hóa học Dopamine trong não được cho là một trong những tác nhân gây ra bệnh tâm thần này.
– Môi trường: Người bệnh đang gặp vấn đề tâm lý, áp lực công việc, gia đình, tình cảm có thể thúc đẩy nguy cơ bị tâm thần phân liệt.
Theo nhiều nghiên cứu, tỉ lệ chữa khỏi bệnh tâm thần phân liệt khoảng 20% nếu theo dõi và điều trị tích cực, nghĩa là tuân thủ nghiêm túc chỉ định dùng thuốc và tái khám đúng hẹn.
Hiện nay, phương pháp điều trị bệnh tâm thần phân liệt hiệu quả nhất là kết hợp thuốc chống loạn thần và phục hồi tâm lý.
– Thuốc chống loạn thần cũ như Haldol, Aminazine hoặc thuốc thế hệ mới như Risperidone, Olanzapine…hỗ trợ điều trị tâm thần phân liệt. Người bệnh không cần phải nằm viện mà có thể đến lãnh thuốc tại các cơ sở y tế và uống thuốc đều đặn.
Lưu ý rằng, người bệnh phải sử dụng điều trị trong thời gian dài để phòng bệnh tái phát. Khi có sự thay đổi về liều lượng hoặc ngưng thuốc cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
– Phục hồi tâm lý: Điều trị tâm lý là một cách hỗ trợ điều trị tâm thần phân liệt hiệu quả. Quá trình điều trị sẽ giúp người bệnh phục hồi khả năng tiếp xúc với mọi người, giúp người thân hiểu rõ hơn về bệnh, cách điều trị và chăm sóc bệnh nhân.
Những điều cần tránh đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt
– Không nên nhốt, trói người bệnh, vì một số loại thuốc chống loạn thần đã có tác dụng kiềm chế sự hung hăng, kích động.
– Không tự ý cho người bệnh ngừng thuốc mà cần phải hỏi ý kiến bác sĩ. Vì thuốc điều trị tâm thần phân liệt phải sử dụng trong thời gian dài để ngăn ngừa bệnh tái phát.
– Nhiều quan niệm cổ hủ đưa người bệnh tâm thần phân liệt đến cúng thầy bùa…điều này chỉ khiến mức độ bệnh càng nghiêm trọng, tiền mất tật mang.
– Cộng đồng nên có cái nhìn thiện cảm với người bệnh tâm thần phân liệt, không cười nhạo, trêu đùa, điều này sẽ giúp bệnh nhân thoải mái tâm lý, tin tưởng hơn.
– Người nhà bệnh nhân có thể hướng dẫn người bệnh làm một số công việc nhà đơn giản như quét nhà, lau dọn, vệ sinh cá nhân.
– Khi người bệnh tâm thần phân liệt có biểu hiện kích động, đập phá…người thân cần đưa đến cơ sở y tế để có hướng xử lý phù hợp, tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Tâm thần phân liệt chiếm đến 1% dân số nên ai cũng có nguy cơ mắc phải, nhất là người trẻ, áp lực tâm lý hoặc cho cha mẹ mắc bệnh…Do đó, bài viết trên đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn bệnh tâm thần phân liệt là gì, triệu chứng và cách điều trị.
[addtoany]