Bà bầu bị tiểu đường có nguy hiểm không?

Tỉ lệ tiểu đường ở các bà bầu đang tăng cao do chế độ ăn uống không hợp lý. Vậy bà bầu bị tiểu đường có nguy hiểm không và cách khắc phục bệnh như thế nào?

Tiểu đường trong thời gian thai kỳ là gì?

Tiều đường khi mang thai xuất hiện nhiều nhất ở tuần thứ 24, nó cũng có thể xuất hiện trong bất cứ thời gian nào khi phụ nữ đang mang bầu.

Bệnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sử dụng và hấp thụ lượng đường trong cơ thể của chị em.

Thực tế, trong quá trình mang thai cơ thể của chị em có sự thay đổi lớn về nội tiết tố. Điều này sẽ làm tăng đề kháng insulin trong cơ thể và dẫn đến bạn không thể tự điều chỉnh được lượng đường trong máu của mình. Đặc biệt, những người sống trong gia đình có tiền sử bị đái tháo đường sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường.

Khi lượng máu trong cơ thể quá cao sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả bạn và thai nhi. Ở một số chị em mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ, khả năng bạn sẽ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 khá cao.

Bà bầu bị tiểu đường có nguy hiểm không?

Không giống như bệnh tiểu đường bình thường, tiểu đường khi mang thai sẽ xuất hiện trong suốt quá trình mang thai của bạn, Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của cả mẹ và bé, cụ thể:

Tác động của tiểu đường đến sức khỏe của trẻ

Theo nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy, tiểu đường thai kỳ là nguyên nhân làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi như:

  • Biến chứng về mắt bao gồm tổn thương võng mạc, mù lòa;
  • Các bệnh về tim mạch.
  • Thần kinh bị tổn thương và làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng trong cơ thể.
  • Biến chưng về thận với các biểu hiện như phù nề, buồn nôn, ngứa ngáy, khó thở.
  • Nhiễn trùng ở chân răng, lợi, đường tiểu, các vết mổ và đường sinh dục.

Nồng độ insulin trong cơ thể tăng cao cũng có thể dẫn  đến suy hô hấp thai nhi và ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của phổi. Mặt khác, trẻ có mẹ bị tiểu đường thai nhi cũng sẽ dễ gặp phải rối loạn chuyển hóa canxi, đường huyết trong cơ thể.

Tác động của tiểu đường đến sức khỏe của bà bầu

Các bà bầu bị tiểu đường có nhiều nguy cơ sẽ bị sinh non, băng huyết, tiền sản giật sau khi sinh… Vì thế, bạn nên kiểm soát bằng chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện, nghỉ ngơi tốt sẽ nhanh chóng hồi phục bệnh hiệu quả.

Trong giai đoạn thai kỳ, nếu mẹ bầu có thể kiểm soát được lượng đường trong cơ thể em bé vẫn phát triển bình thường và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bản thân.

Ngoài ra, việc tăng cân nặng quá mức của mẹ bầu cũng khiến bạn gặp một số vấn đề bệnh lý như trật khớp vai, gãy xương đòn, nhiễm trùng đường huyết… Thậm chí nhiều trường hợp đa ối có thể gây sinh non và đe dọa tính mạng của cả mẹ và bé.

Phương pháp điều trị chứng tiểu đường khi mang thai

Việc điều trị bệnh tiểu đường trong quá trình mang thai có thể giúp bạn và bé khỏe mạnh. Bạn nên áp dụng một số biện pháp như sau:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Hoạt động thể dục, thể thao 30 phút mỗi ngày.
  • Nên hỏi tham khảo ý kiến của bác sĩ khi muốn vận động thể dục, thể thao với cường độ mạnh.

Hi vọng, với những thông tin hữu ích trên đây đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về bà bầu bị tiểu đường có nguy hiểm không. Đồng thời, sẽ giúp bạn chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và con yêu của mình.

[addtoany]
Bình luận của bạn