Bệnh Alzheimer là gì?

Bệnh Alzheimer không thể chữa khỏi hoàn toàn, người bệnh sẽ được dùng thuốc ngăn chặn bệnh phát triển, cùng tìm hiểu Alzheimer là gì trong bài viết sau.

Cho đến nay, nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh Alzheimer. Các phương pháp điều trị hiện nay chỉ mang tính chất giảm triệu chứng, chứ hoàn toàn không thể chữa khỏi hoặc làm chậm tiến triển của người bệnh. Vậy bệnh Alzheimer là gì?

Bệnh Alzheimer là gì?

Theo tổ chức Y tế thế giới, cả thế giới có hơn 26 triệu người mắc bệnh Alzheimer (trong năm 2006) và con số này vẫn đang tăng theo từng năm.

Bệnh Alzheimer là hội chứng mất trí nhớ thường gặp nhất hiện nay. Bệnh không thể chữa khỏi và được công bố trong kết quả nghiên cứu của bác sĩ chuyên khoa tâm thần và thần kinh học Alois Alzheimer (người Đức) vào những năm 1906.

Biến chứng nguy hiểm nhất của Alzheimer là gây thoái hóa tử cung. Bệnh phổ biến ở người sau tuổi 65, hiếm hơn thì bệnh xảy ra từ 50-65 tuổi (4-5%) hoặc dạng rất hiếm ở bệnh nhân 30-50 tuổi.

Các dấu hiệu bệnh Alzheimer

Chẩn đoán dấu hiệu nhận biết sớm bệnh Alzheimer là điều quan trọng để bạn có phương pháp điều trị và kế hoạch chăm sóc phù hợp.

Khi mắc bệnh mất trí nhớ Alzheimer, người bệnh sẽ có triệu chứng phổ biến như:

– Suy giảm trí nhớ, các dữ kiện trong cuộc sống, sinh hoạt, thậm chí tên của người thân trong gia đình cũng đột nhiên không có nhớ.

– Khó tập trung vào công việc, các kế hoạch hoặc vấn đề giải quyết.

– Đôi lúc có sự mơ hồ về địa điểm và thời gian trôi qua.

– Ở giai đoạn rất nghiêm trọng, thì người bệnh bắt đầu có sự thay đổi về tính cách, mất hoàn toàn về ý thức các hoạt động, không nhớ hết tiểu sử bản thân, chỉ nhớ tên mình.

– Các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày như mặc quần áo, đi vệ sinh cần sự giúp đỡ của người thân.

– Người bệnh bị Alzheimer giai đoạn nặng có thể bị tiểu tiện không tự chủ, ảo giác, lặp lại các hành động, có xu hướng đi lang thang, lạc đường.

– Khi đến giai đoạn cuối, người bệnh mất khả năng phản ứng, không thể trò chuyện, cuối cùng là mất kiểm soát cử động.

Việc chẩn đoán sớm bệnh Alzheimer rất quan trọng, cần có sự phối hợp giữa người thân người bệnh và bác sĩ.

Khi khám, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm và đánh giá các kết quả. Từ đó, sẽ xem bệnh nhân có bị suy giảm trí nhớ không, có biểu hiện thay đổi tính cách không, mức độ suy giảm trí như giảm như thế nào. Đồng thời, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm bổ sung, chiếu chụp não để loại bỏ các bệnh lý có triệu chứng tương tự như cơn đột quỵ, bệnh Parkinson, trầm cảm…

Bệnh Alzheimer nguy hiểm như thế nào?

– Alzheimer là căn bệnh chưa biết chính xác nguyên nhân gây bệnh, nó không phải là điều tránh được ở tuổi già.

– Cho đến nay, chưa có một phương pháp nào có thể chẩn đoán bệnh trong suốt cuộc đời người bệnh. Quá trình chẩn đoán sẽ được bác sĩ thực hiện khi não bộ của người bệnh đã chết hoàn toàn. Điều đó cho thấy, việc phát hiện sớm các triệu chứng nghi ngờ bệnh Alzheimer rất quan trọng.

– Gia đình có tiền sử bệnh Alzheimer thì thế hệ sau vẫn có nguy cơ mắc bệnh.

– Bệnh Alzheimer dễ bị chẩn đoán nhầm với bệnh lú lẫn hoặc các bệnh về thần kinh khác.

– Một phần hoặc cả hai phần vùng Hippocampus bị ảnh hưởng do tai nạn, luc này người bệnh có thể bị mất trí nhớ, mất khả năng tạo ký ức mới. Mặt khác, khi vùng Hippocampus bị ảnh hưởng do Alzheimer, bạn sẽ có nguy cơ bị mất trí nhớ ngắn hạn.

– Khi mắc bệnh Alzheimer, người bệnh sẽ phải “sống chung” với bệnh, thời gian tuổi thọ có thể chỉ kéo dài 3-4 năm, hoặc hơn 10 năm nếu có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý.

Bệnh Alzheimer xếp vị trí thứ 6 trong nhóm nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, chủ yếu ở người sau 65 tuổi.

Chẩn đoán và điều trị bệnh Alzheimer

Hiện nay chưa có một xét nghiệm riêng lẻ nào để chẩn đoán bệnh Alzheimer. Kết quả chẩn đoán chỉ có thể đạt được sau khi có hội chẩn lâm sàng kỹ lưỡng.

Việc chẩn đoán có thể bao gồm bệnh sử chi tiết, khám thể chất, xét nghiệm máu, nước tiểu, đánh giá tâm thần, xét nghiệm tâm lý…Sau khi loại bỏ các bệnh lý có biểu hiện tương tự thì mới có thể chẩn đoán lâm sàng là bị bệnh Alzheimer.

Cho đến nay, bệnh Alzheimer vẫn chưa có phương pháp nào chữa khỏi, cũng như chưa có cách điều trị có thể ngăn chặn bệnh tiến triển. Người bệnh có thể dùng một số loại thuốc giúp ổn định hoặc làm chậm quá trình suy giảm trí nhớ và cải thiện được khả năng tư duy trong một thời gian.

Bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc cho các triệu chứng kích động, trầm cảm hoặc giúp người bệnh ngủ ngon hơn. Ngoài ra, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để bảo vệ sức khỏe. Người thân của người bệnh Alzheimer nên chăm sóc, chú ý vì xu hướng người bệnh thường đi lang thang hoặc lạc đường.

[addtoany]
Bình luận của bạn