Ngộ độc thực phẩm là tình trạng ăn phải thức ăn nhiễm độc. Các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng này có những độc tố gây ra chứng ngộ độc thực phẩm.
Bệnh này không quá nguy hiểm và có thể nhanh chóng khỏi sau vài ngày điều trị, với những trường hợp nhẹ sẽ tự khỏi mà không cần sử dụng bất cứ loại thuốc nào.
Dấu hiệu đầu tiên mà các bệnh nhân thường thấy đó là đây bụng. Trong trường hợp này bạn có thể chườm ấm bằng rượu gừng, đồng thời tránh sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu bia sẽ làm tình trạng mất nước trong cơ thể nặng hơn. Nếu tình trạng của bạn trở nên nghiêm trọng và nặng hơn sau 48 giờ, khi đó bạn nên đến bác sĩ để được điều trị.
Kèm theo đau bụng là dấu hiệu buồn nôn hay muốn nôn. Để hạn chế tình trạng này bạn nên sử dụng trà gừng, các loại thuốc như Dramamine hoặc Pepto-Bismol. Nếu đang mang thai hoặc dị ứng với thuốc bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Nếu bị ngộ độc thực phẩm bạn có thể sẽ bị tiêu chảy do ngộ độc tiêu hóa. Tình trạng tiêu chảy sẽ dẫn đến mất nước trong cơ thể, vì thế bạn nên bảo đảm rằng cung cấp đủ lượng nước cần thiết bằng cách uống nước, Gatorade và áp dụng biện pháp y tế cần thiết để cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể.
Nếu trường hợp bạn xuất hiện máu trong chất nôn hay phân thì bạn nên cẩn trọng. Vì đây là dấu hiệu ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng do E. coli. Với virus này thì trẻ nhỏ và người già có khả năng bị nhiễm cao hơn những người bình thường. Những người mắc ngộ độc thực phẩm do E.coli, nếu không được điều trị sẽ có nguy cơ suy thận khá cao.
Khi cơ thể chống lại chất độc bạn sẽ xuất hiện tình trạng sốt nhẹ. Việc bạn cần làm là thường xuyên đo nhiệt độ trong cơ thể và nếu sốt trên 38 độ bạn nên đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị.
Những người bị ngộ độc thực phẩm sẽ kèm theo tình trạng chán ăn, nếu bạn không thể ăn được gì trong vòng 12 tiếng đồng hồ kèm theo triệu chứng mất nước và sốt. Lúc này bạn nên đến bệnh viện điều trị.
Nôn là một trong những dấu hiệu ngộ độc thực phẩm điển hình. Tuy không gây khó chịu, nhưng đây là dấu hiệu cơ thể của bạn đang loại bỏ đi những độc tố trong cơ thể. Nhưng việc nôn thường xuyên cũng khiến cơ thể bạn mất đi một lượng nước nhất định. Do đó, bạn nên cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể của mình.
Mất nước cũng là một trong những nguyên nhân gây choáng váng, chóng mặt khi ngộ độc thực phẩm. Bạn nên cung cấp đủ nước, hạn chế vận động. Đồng thời đi gặp bác sĩ nếu tình trạng trở nên tệ hơn.
Trong một số bệnh nhân bị ngộ độc do virus cũng sẽ gây ra tình trạng viêm khớp phản ứng. Các triệu chúng này sẽ xảy ra sau 2 – 4 tuần kèm theo các dấu hiệu như nhiễm trùng, sốt, đau khớp.
Nôn và tiêu chảy sẽ dẫn đến việc mất nước trầm trọng trong cơ thể. Đối với người lớn có thể bù nước bằng cách uống nhiều nước, nhưng với người già và trẻ em nên đến bệnh viện để bổ sung nước bằng cách truyền dịch.
Khi bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm cách tốt nhất bạn cần loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể bằng việc dùng 2 ngón tay ngoáy họng để gây phản xạ nôn trong cơ thể. Đây là cách tốt nhất để bạn loại bỏ chất độc. Khi nôn bạn nên cúi đầu thấp hơn ngực để tránh bị sặc vào bên trong phổi.
Đến cơ sở y tế gần nhất để rửa dạ dày, chậm nhất là 4 – 6 giờ khi ăn bạn phải thải hết chất độc ra khỏi cơ thể. Đồng thời uống than hoạt tính, thuốc tẩy sunfat magnesium hoặc sorbitol để loại bỏ hoàn toàn độc tố có trong cơ thể.
Trên đây là 9 dấu hiệu ngộ độc thực phẩm mà bạn không nên xem thường. Khi thấy những dấu hiệu bất thường này, cách tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, điều trị và tránh được những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn có thể xảy ra
Thường xuyên truy cập chuyên mục Blog sức khỏe của chúng tôi tìm hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích khác dành cho sức khỏe.
[addtoany]