Suy dinh dưỡng là gì

Suy dinh dưỡng là gì? Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể có thể phát triển.

Bệnh thường gặp ở những nước chậm phát triển, đôi khi là do bệnh tật và cơ thể không hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

Bạn biết gì về suy dinh dưỡng?

Khi cơ thể không có đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết dành cho nó thì suy dinh dưỡng sẽ là tên gọi cho tình trạng này.

Bệnh thường gặp ở rất nhiều lứa tuổi khác nhau và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Ở trẻ em nếu suy dinh dưỡng sẽ dẫn đến sự thiếu hụt chất nghiêm trọng.

Trẻ thiếu chất trầm trọng sẽ chậm phát triển về thể chất và trí tuệ, ngay cả khi đã điều trị biến chứng của bệnh suy dinh dưỡng vẫn kéo dào suốt cuộc đời.

Một số khác, sẽ gặp các vấn đề về tiêu hóa và không có khả năng hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể của mình.

Bệnh suy dinh dưỡng thường diễn biến xấu hơn ở người trưởng thành, nhất là những người già.

Độ tuổi này khó bổ sung thêm chất dinh dưỡng bởi khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng rất kém.

Theo đó, bệnh suy dinh dưỡng ở người già sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như:

  • Hệ miễn dịch yếu (giảm lượng tế bào lymphocytes, tế bào hồng cầu…) nên tăng khả năng mắc bệnh nhiễm trùng;
  • Khó lành vết thương;
  • Cơ, xương yếu dễ rạn và nứt xương nếu va chạm;
  • Biếng ăn khiến cơ thể suy yếu, mệt mỏi.

Thủ phạm gây bệnh suy dinh dưỡng là gì?

Yếu tố khách quan

Suy dinh dưỡng là bệnh xảy ra trên toàn thế giới, nó xuất hiện nhiều hơn ở các nước kém phát triển và những nơi diễn ra dịch bệnh thường xuyên như:

Các nước nghèo đói:

Điều này dễ hiểu khi những người sống ở các nước nghèo đói sẽ khó tiếp cận với nguồn dinh dưỡng cần thiết mỗi ngày.

Mặt khác, tình trạng vệ sinh kém và tiếp cận nguồn thực phẩm không an toàn cũng góp phần làm tăng tỷ lệ bệnh suy dinh dưỡng cao hơn.

Mắc bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng:

Các loại vi khuẩn, virus gây bệnh giun đường ruột, tiêu chảy và sốt rét sẽ làm giảm khả năng tiêu thụ các chất dinh dưỡng vào trong cơ thể.

Vì thế, bệnh nhân luôn thiếu hụt các chất cần thiết do không thể hấp thụ được.

Ảnh hưởng bởi phẫu thuật:

Các phẫu thuật liên quan đến đường tiêu hóa sẽ làm tăng nguy có thiếu chất dinh dưỡng, do đường ruột chưa phục hồi và khó hấp thu hơn trước.

Ảnh hưởng của thuốc:

Các loại thuốc dùng cho tiêu hóa sẽ giảm cảm giác thèm ăn, thậm chí là không có nhu cầu ăn bất cứ loại thực phẩm nào.

Mắc các bệnh mãn tính làm giảm cảm giác thèm ăn và tiêu thụ thực phẩm. Từ đó, bạn sẽ không dung nạp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể của mình.

Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em và thanh thiếu niên

Cân năng thấp:

Những người nhẹ cân có khả năng bị suy dinh dưỡng cao hơn.

Bệnh này sẽ kéo dài theo suốt cuộc đời của họ, đồng nghĩa họ sẽ khó có thể bắt kịp được với những người cùng trang lứa về mặt tăng trưởng thể chất.

Làm mẹ ở độ tuổi vị thành niên:

Ở độ tuổi này cơ thể chị em vẫn đang tiếp tục phát triển  để hoàn thiện.

Mặt khác, sự lo lắng quá trong thời gian mang thai cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cân nặng của đứa trẻ được sinh ra.

Trẻ em không được bú sữa mẹ:

Hầu hết ai cũng biết sữa mẹ là nguồn thực phẩm quan trọng cho sự tăng trưởng và phát yriener của trẻ.

Nhưng khi trẻ không được bú sữa mẹ sẽ dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng nghiêm trọng.

Mặt khác, hệ miễn dịch thiếu các kháng thể cần thiết để chống lại virus nên trẻ dễ mắc bệnh hơn.

Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở người lớn

Do tuổi tác:

Những người cao tuổi khả năng hấp thu chất dinh dưỡng vào trong cơ thể sẽ thấp hơn người trẻ. Vì thế, khả năng mắc bệnh suy dinh dưỡng cũng cao hơn nhiều.

Không thể chuẩn bị bữa ăn cho mình:

Những người già yếu thường khó tự chuẩn bị cho mình một bữa ăn đủ chất dinh dưỡng. Thay vào đó, họ sẽ tìm đến các loại thức ăn nhanh, mua sẵn và không hợp khẩu vị của bản thân.

Phụ nữ mang thai:

Giai đoạn mang thai và cho con bú bạn cần lượng chất dinh dưỡng gấp đôi để cung cấp cho bản thân và bé. Vì thế, nếu bạn không có đủ chất dinh dưỡng sẽ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao hơn người bình thường.

Dùng chất kích thích:

Rượu, bia, ma túy… là những chất có hại cho sức khỏe và đường ruột, nếu bạn hấp thụ quá nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt đến hấp thu và tiêu hóa thực phẩm.

Dấu hiệu nhận biết của bệnh suy dinh dưỡng là gì?

Có rất nhiều dấu hiệu cho biết bạn đang mắc bệnh suy dinh dưỡng bao gồm:

  • Nhẹ cân;
  • Không có chất béo;
  • Khó thở, nguy cơ cao mắc suy hô hấp;
  • Mệt mỏi, muộn phiền;
  • Thường gặp biến chứng sau phẫu thuật;
  • Giảm thân nhiệt;
  • Mắc bệnh máu trắng;
  • Chịu lạnh kém;
  • Khó lành vết thương;
  • Nhiễm trùng khó hồi phục;
  • Giảm ham muốn tình dục;
  • Gặp vấn đề về sinh sản;

Một số dấu hiệu bệnh suy dinh dưỡng nghiêm trọng hơn bao gồm:

  • Da xanh xao;
  • Mắt trũng;
  • Da có thể trở nên mỏng, khô, không đàn hồi, xanh xao, lạnh;
  • Tóc khô, dễ rụng và mỏng hơn;
  • Mất phản xạ tự nhiên;
  • Suy tim;
  • Suy hô hấp;
  • Suy gan;
  • Tử vong.

Nếu có các dấu hiệu này bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và nhận được phác đồ điều trị bệnh phù hợp nhất.

Phương pháp điều trị bệnh suy dinh dưỡng

Điều trị bệnh suy dinh dưỡng sẽ ưu tiên bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết vào cơ thể. Với những người không thể ăn sẽ được hỗ trợ bổ sung bằng các chất dinh dưỡng nhân tạo, cụ thể:

Chế độ ăn uống khoa học

Các bác sĩ sẽ phụ thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Các chất được ưu tiên bổ sung vào cơ thể như:

  • Carbohydrate;
  • Protein;
  • Chất béo;
  • Vitamin;
  • Khoáng chất.

Hỗ trợ dinh dưỡng nhân tạo

Trường hợp này dành cho những bệnh nhân bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Có hai loại đó là dinh dưỡng đường ruột nuôi bằng đường ống hoặc tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch.

Trong quá trình điều trị bệnh nhân sẽ được theo dõi thường xuyên để bảo đảm lượng calo sẽ được đáp ứng đầy đủ với nhu cầu mà cơ thể đang cần.

Hi vọng, với nguyên nhân gây, triệu chứng và cách điều trị bệnh suy dinh dưỡng trên đây, sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về sức khỏe và cách chăm sóc người bệnh chuẩn nhất. Ngoài ra, để bảo đảm sức khỏe cho người thân của mình bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để được tư vấn và giải đáp về các loại thực phẩm cần bổ sung vào thực đơn của mình mỗi ngày.

Tài liệu tham khảo:

Truy cập lần cuối ngày 04/03/2019 https://www.healthline.com/nutrition/malnutrition#risk-factors

Truy cập lần cuối ngày 04/03/2019 https://medlineplus.gov/malnutrition.html

Truy cập lần cuối ngày 04/03/2019 https://www.nhs.uk/conditions/malnutrition/

Truy cập lần cuối ngày 04/03/2019 https://labtestsonline.org/conditions/malnutrition

[addtoany]
Bình luận của bạn